HIPHOP NEVER DIE & NỀN VĂN HÓA SNEAKERS

Thứ Sun,
05/01/2020
Đăng bởi Ngọc Ánh

Đã hết thời mà “Hiphop” là 1 cụm từ tiêu cực dành cho những con người sống theo đúng đam mê của mình - vốn được hay gọi là “Những trò nhố nhăng” “Phá hoại trật tự đường phố” hay 1 tí phân biệt hơn hơn là “Những thằng N*gga không tôn trọng luật pháp”.

Cùng với sự thay đổi về văn hoá, bao gồm Gen X, Gen Y (những người sinh năm 2000 trở lên) tác động và bùng nổ về Rap (esp Mumble Rap - Newschool style) tầm ảnh hưởng của “Hiphop” đã được đưa lên 1 tầm cao mới. Lẽ nhiên, không phải vì 1 cái cớ “Mỹ miều” là tái hình ảnh lại OG generation của Rap Icecube, Dr Dre vv.vv thông qua bộ phim “Straight Outta Compton” - Nhà đầu tư và sản xuất đã đánh hơi được xu hướng và tầm ảnh hưởng không chỉ Rap mà cả Hiphop lên cả thế giới.

Năm 2016, Neftlix tung ra 1 series phim tài liệu “Hip Hop Evolutions” với những bối cảnh từ thập niên 70s đến 90s tại New York, một trong những cái nôi của thời trang đường phố. Tất cả đều chứng minh, Hiphop - một trong những nền văn hoá đương đại và phức tạp bậc nhất - đang taking over trên toàn thế giới.

Cái hay của Hiphop là sự phản ánh “Reflection”. Vốn tự do trong suy nghĩ và tư tưởng - hiphop là 1 tấm gương phản chiếu đa chiều về xã hội và môi trường xung quanh, một cách vừa chính diện và tinh tế - thông qua những ngôn từ (Rap), hình ảnh (Grafiiti), hình thể (Dancing) và cả thời trang (Streetwear). Đó là 1 yếu tố để có 1 sự phát triển bền vững của các thương hiệu streetwear khởi đầu rất nhỏ nhưng bùng phát mạnh mẽ hiện tại như SUPREME “The King of Streetwear”, Stussy, Palace… Ngoài ra - đúng nghĩa là hiphop - “For everyone” - dành cho mọi người - những thông điệp mạnh mẽ được truyền ra ở bất kì nơi đâu, dưới mọi hình thức nào - không khó tính như haute couture hay giàu sang như Luxury - Hiphop len lỏi vào từng suy nghĩ một cách chậm rãi và từ từ, nhưng không hề kém bùng nổ.

�“Good thing takes time”.

Vào năm 1982, người khởi xướng Daniel “Dapper Dan” Day mở ra 1 boutique tại 125th Street, Harlem (Ai có theo dõi hiphop thì cũng biết Harlem được nhắc khá nhiều tại các bài raps - thì đó giống như 1 hood của các dân chơi ở NYC). Tại đó, Dan bán các món đồ in các fake logos từ các thương hiệu nổi tiếng như LV, GUCCI và VERSACE nhằm công kích châm biếm sự mắc “ 1 cách vô lí” của các thương hiệu trên và tất nhiên, LV và Gucci kiện “thẳng cánh cò bay” cửa hàng trên và nó bị đóng cửa 1 cách nhanh chóng.

Nhưng hơn những món đồ, “Dapper Dan” đã truyền tải cho những lớp thanh niên tại NYC thời điểm đó - 1 tư tưởng “Thoáng hơn” - những người nắm giữ xu hướng thời trang về sự tái định hình với các thương hiệu vượt qua khả năng kinh tế của họ. Nhanh chóng, tư tưởng này đã được tiếp bước bởi các thương hiệu được sáng tạo bởi “Những thanh niên không đủ tiền mua 1 cái áo GUCCI” - STUSSY, SUPREME.. và nó tác động tới cả những thương hiệu lớn. Tommy Hilfiger - đánh hơi đầu tiên - cổ vũ cho sự phát triển streetwear/streetculture.

Không khó có thể reasearch lại vào năm 1990s, những chiếc quần Tommy cùng jackest over màu sắc được mặc bởi các Street Icons thời điểm đó. Năm 1994, Snoop Dogg xuất hiện trên TV cùng 1 chiếc Tommy Hilfiger shirt, ngay sau đó là Usher - năm 1996, Tupac xuất hiện trên runway của Versace. HIPHOP/ StreetCulture đã tiến một bước dài vào thời trang đường phố.

“The Explosion”.

Sự phát triển các thương hiệu đường phố song song với cộng đồng của họ thực sự là một quả bom nổ chậm, không tính tới các yếu tố kinh doanh như “Lượng khách hàng trung thành”. Nigo - A Bathing Ape - với thông điệp vừa mạnh mẽ vừa lười ( =)) ) đã phổ cập những chiếc shirt Bape đầu tiên tràn lan tại Tokyo và ngay sau đó là Bắc Mỹ - xứ sở của “StreetCulture”.

Lớn lên cùng một nền văn hoá mạnh mẽ và sôi động như vậy, Gen X và Gen Y đã thay đổi toàn bộ “tâm lí mua hàng” của thị trường - cùng với không rào cản về cách mặc đồ - miễn thoải mái và thể hiện được cái tôi của bản thân - Streetwear đã là 1 cơn gió thổi bay toàn bộ các thương hiệu lớn. Các gã The Kiering, LMVM có phải nghĩ 1 ngày mình sẽ phải sản xuất đồ Theo xu hướng “Streetwear”?

Tất nhiên là không rồi ! Nhưng tiền là tất cả - SUPREME bị LV kiện vào năm 2007 vì copy LV’s monogram lên chiếc áo bogo thì giờ đây (Dưới tác động mạnh mẽ của Kim Jones và KateMoss) cũng thực hiện 1 sự hợp tác “Không Tưởng” giữa Supreme và Louis Vuitton - tiếp theo đó - là sự đầu quân của Mens wear Designer Virgil Abloh - founder Offwhite vào căn nhà của sang trọng LVMH. Balenciaga phải đổi mình để phù hợp với nhịp thở thời đại, Gucci tái sản xuất các mẫu Signature của mình - vốn được các rappers ưa thích. Tất cả đang theo dòng chảy của Hiphop. Lại nhắc tới Dapper Dan, hiện tại đang hợp tác cùng LV - kẻ kiện ông hồi xưa - để ra các items/ collections phù hợp với “Hiphop”.

Và không thể không nhắc tới - Kanye West - gã điên đã mang Streetwear “khè” các gã lớn. Bằng việc gián tiếp đưa ra khái niệm “Hypebeast” bằng các bản Yeezy, Trendsetter còn giỏi việc đưa ra ánh sáng các brands vốn dĩ không ai biết là gì? (ASSC là 1 ví dụ điển hình).

�Hiphop ngày nay - đã có 1 vị trí không thể chối bỏ trong làng thời trang - nào là A$AP ROCKY from Dior Homme, Travis Scott from SAINT LAURENT, PHARREL WILLAMS from CHANELs… và là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế ( Ví dụ runway năm 2017 của Marc Jacbos lấy cảm hứng từ văn hoá hiphop) nhưng phải nhận ra rằng đó là 1 quá trình thời gian dài - không ngừng nghỉ của những con người không biết mệt mỏi vì đam mê của mình.

Back to Việt Nam, việc đưa hiphop trở nên như vậy là không khó nhưng cũng không hề đơn giản, việc cộng đồng trung thành bền vững là 1 điều thực sự mông lung và chưa có 1 leader nào có thể lead cả thị trường một cách bền bỉ được. STill waitin’.

Bạn cũng có thể xem thêm những mẫu giày Sneaker Vans hoặc khám phá thêm những mẫu giày Sneakers Converse được phân phối chính hãng bởi Wear!!!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: